Chủ Đầu Tư

Công ty TNHH Phong điện Lạc Hòa là chủ đầu tư của Dự án Nhà máy điện gió (NMĐG) Lạc Hòa. Dự án NMĐG Lạc Hòa được phê duyệt bổ sung quy hoạch vào tháng 10/2018 và là một trong những dự án điện gió trên bờ đầu tiên tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng được triển khai thi công. Công ty TNHH Phong điện Lạc Hòa cùng các đối tác có nhiều kinh nghiệm trong nước và quốc tế sẽ hoàn thành dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Các đối tác tham gia đầu tư Dự án NMĐG Lạc Hòa bao gồm:

  • Tập đoàn UPC Renewables – nhà phát triển năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới với hơn 20 năm kinh nghiệm, đã thực hiện hơn 73 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 4.500MW trên toàn thế giới và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển, xây dựng và vận hành các dự án tại khu vực Đông Nam Á.
  • AC Energy – Công ty chuyên về năng lượng của Tập đoàn Ayala, một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Philippines, AC Energy là một trong những công ty năng lượng có tốc độ phát triển nhanh nhất với gần 2 tỷ USD vốn đầu tư và cam kết đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo và nhiệt điện ở Philippines và trong khu vực, tham gia các dự án với tư cách là nhà đầu tư và cố vấn tài chính.
  • Công Ty Cp Đầu Tư Xây Dựng Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Việt Nam – SME là doanh nghiệp được Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam tổ chức thành lập trên cơ sở tập hợp sức mạnh, nguồn lực của các Doanh nghiệp thành viên hàng đầu của Hiệp hội. Mục tiêu là phát huy tốt nhất các tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển và đóng góp thiết thực cho hoạt động của Hiệp hội. Định hướng phát triển chính của SME là tập trung vào 2 lĩnh vực: Đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo & Đầu tư, xây dựng các hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tại thị trường Việt Nam.

Giới Thiệu Tóm Tắt Dự Án

Dự án Nhà máy điện gió Lạc Hòa, được phát triển bởi Công ty TNHH Phong điện Lạc Hòa, địa điểm thực hiện dự án tại vị trí số 20 theo Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng; tại xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Diện tích khảo sát của Dự án khoảng 1.165ha. Dự án có công suất thiết kế 30MW, sử dụng 6 tuabin x V150-3,8 MW và 2 tuabin x V150-3,6 MW.

Dự án là một trong những dự án điện gió trên bờ đầu tiên được thi công tại tỉnh Sóc Trăng và hàng năm sẽ sản xuất sản lượng điện (điện gió, năng lượng sạch) trung bình 112.323 MWh phát lên lưới điện quốc gia thông qua đường dây 110kV. Với việc sản xuất và cung cấp năng lượng sạch, dự án góp phần giảm sự phụ thuộc của đất nước vào nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu và gây hại cho môi trường sử dụng để phát điện, qua đó góp phần giảm khoảng 102.500 tấn khí thải CO2 mỗi năm.

Chúng tôi cam kết xây dựng các dự án và bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng địa phương.

Dự án cũng sẽ cung cấp các cơ hội việc làm tại địa phương và thúc đẩy du lịch để hỗ trợ phát triển kinh tế tại địa phương.

Dự án cũng nhằm mục đích mang lại lợi ích cho cộng đồng tại địa phương thông qua các hoạt động Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ

Đánh giá tác động môi trường và xã hội (Environmental and Social Impact Assessment – ESIA) là một bộ các tiêu chuẩn môi trường quốc tế theo quy định của Tổ chức tài chính quốc tế (International Finance Corporation – IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (phiên bản tháng 10 năm 2018). Mục tiêu chính của ESIA là đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của dự án và xác định các biện pháp để tránh, giảm thiểu và giám sát các rủi ro này.

Mục tiêu tổng quát của bộ tiêu chuẩn này là nhằm xác nhận sự tuân thủ của dự án với các quy định và tiêu chuẩn về xã hội và môi trường, bao gồm:

  • Nguyên tắc Xích đạo và Tiêu chuẩn Hiệu suất IFC (Equator Principles and IFC Performance Standards).
  • Áp dụng quy định và pháp luật của địa phương.
  • Các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc tế khác.

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và phê duyệt Báo cáo ĐTM được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ môi trường và cộng đồng khỏi các tác động môi trường và xã hội tiềm ẩn trong quá trình xây dựng và vận hành các dự án. Trong khuôn khổ công tác ĐTM, chúng tôi đã dự báo và đánh giá tác động đối với  môi trường và cộng đồng xung quanh khu vực dự án cũng như môi trường làm việc của người lao động trong giai đoạn xây dựng và vận hành dự án. Trên cơ sở đó, công tác ĐTM xác định và đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu, ngăn ngừa và giám sát các tác động tiềm năng được phân tích trong Báo cáo ĐTM.

Tiêu chuẩn vàng cho các mục tiêu toàn cầu (Gold Standard for the Global Goals- GS4GG) là bộ tiêu chuẩn đặt ra các yêu cầu về thiết kế dự án nhằm phát huy tối đa tác động tích cực của dự án đối với khí hậu và phát triển và để đo lường và báo cáo kết quả đạt được một đáng tin cậy và hiệu quả nhất. Áp dụng tiêu chuẩn GS4GG sẽ giúp dự án có đóng góp bền vững cho môi trường, cộng đồng và các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững. Hơn nữa, với nguồn doanh thu bổ sung từ chứng nhận GS4GG, dự án sẽ hấp dẫn hơn về tài chính đối với nhà đầu tư.

Dự án đang thực hiện những bước đầu tiên của quy trình đăng ký chứng nhận GS4GG, dự kiến hoàn thành đăng ký chứng GS4GG cuối năm 2020, và ban hành chứng chỉ tín dụng carbon theo GS4GG trong năm 2021-2022. Dự án NMĐG Lạc Hòa sẽ góp phần giảm phát thải khoảng 102.500 tấn CO2 tương đương mỗi năm.

KỸ THUẬT GIÓ

Nhà máy điện gió Lạc Hòa sẽ sử dụng Turbine gió V150-3,8 MW và V150-3,6 MW từ Hãng Vestas để phát điện.

Vestas là tập đoàn hàng đầu thế giới về các giải pháp năng lượng bền vững trong ngành công nghiệp năng lượng. Với hơn 40 năm hoạt động trong ngành công nghiệp điện gió, Vestas là nhà sản xuất tua bin gió có nhiều kinh nghiệm nhất trên thế giới.

Vestas thiết kế, sản xuất, lắp đặt và cung cấp dịch vụ tuabin gió trên toàn cầu và với hơn 113 GW tua-bin gió ở 81 quốc gia, đang hoạt động trên mọi địa hình, độ cao và điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên toàn thế giới.

Việc chuyển đổi năng lượng gió thành điện năng để sử dụng được thực hiện thông qua quy trình sau: Tua bin gió chuyển đổi động năng của gió thành cơ năng sau đó một máy phát điện sẽ chuyển đổi cơ năng thành điện năng.

Một tuabin gió bao gồm các bộ phận cơ bản sau:

  • Máy đo gió và chuyển đổi kết quả đến hệ thống điều khiển.
  • Cánh quạt, làm bằng hợp kim nhẹ hoặc vật liệu hỗn hợp.
  • Hệ thống phanh để giảm vận tốc hoặc dừng quay cánh quạt gió.
  • Bộ kiểm soát ( tốc độ gió). Hệ thống này tự động dừng tất cả các hoạt động của tuabin khi tốc độ gió đạt đến tốc độ tối đa cho phép.
  • Hệ thống hộp số làm tăng tốc độ quay của rôto để tạo ra điện.
  • Máy phát điện được sử dụng để tạo ra điện từ tuabin gió.

Xây dựng & lắp đặt tua-bin

Nền móng tua-bin

Vận chuyển tua-bin tại cảng tạm

Lắp đặt tua-bin

Vận hành tua-bin

MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI

Nhà đầu tư cam kết phát triển các trang trại điện gió chú ý tới các tác động môi trường và mang lại tác động tích cực lâu dài cho cộng đồng địa phương. Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi sẽ hoạt động lâu dài tại địa phương, và chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các nhà chức trách địa phương và các bên liên quan khác để phát triển các trang trại điện gió sạch và an toàn, hỗ trợ cộng đồng địa phương.

  • Nhà máy điện gió công suất 30 MW sẽ được đưa vào vận hành trong tháng 10/2022
  • Tạo ra 80-120 việc làm tại địa phương trong giai đoạn thi công xây dựng và 8-15 việc làm cho cả 02 dự án Hòa Đông và Lạc Hòa tại địa phương trong giai đoạn vận hành nhà máy.
  • Hỗ trợ rộng rãi cho sự phát triển cộng đồng địa phương với các dự án liên quan đến Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được triển khai trong quá trình xây dựng và trong suốt vòng đời của dự án.
  • Người dân địa phương được sử dụng các con đường giao thông được xây dựng cho trang trại gió, cải thiện điều kiện giao thông, đi lại cho cộng đồng.
  • Cải thiện sinh kế của người dân địa phương nhờ phát triển Du lịch sinh thái.

TIN TỨC